THÔNG BÁO
Công văn về việc chỉ đạo khắc phục sản xuất bị ảnh hưởng mưa bão và gió mùa Đông bắc
21/10/2021 10:35:44

            Thực hiện Công văn số 888/UBND-KT, ngày 20/10/2021 của UBND thành phố Chí Linh về việc chỉ đạo khắc phục sản xuất bị ảnh hưởng mưa bão và gió mùa Đông bắc.

         Theo báo cáo nhanh của các KDC trong toàn phường, tổng diện tích lúa, rau màu bị ảnh hưởng do mưa bão và gió mùa Đông bắc gây ra là 70 ha. Để hạn chế thiết hại ở mức thấp nhất, Ủy ban nhân dân phường yêu cầu các KDC và HTX dịch vụ tập trung chỉ đạo tốt một số nội dung sau:

1. Đối với lúa

Diện tích lúa bị đổ có thể thu hoạch, cần tập trung huy động mọi nguồn nhân lực khẩn trương thu hoạch ngay. Diện tích lúa còn lại chưa thể thu hoạch được phải bó buộc dựng lên để lúa tiếp tục vào mẩy và hạn chế sâu bệnh.

          2. Đối với cây rau màu- Khoanh vùng, ưu tiên bơm tiêu nước nhanh những diện tích rau màu bị ngập úng.

- Đối với diện tích rau màu có khả năng phục hồi:

+ Cây rau: Khơi thông rãnh thoát nước trong ruộng, xới xáo phá váng để thoáng đất, tạo điều kiện cho bộ rễ hồi sinh, cây hồi phục nhanh. Chủ động vệ sinh đồng ruộng, thu gom, cắt tỉa cành, lá dập, gẫy. Tiến hành tỉa cây, trồng dặm để đảm bảo mật độ.

+ Đối với những diện tích ngô bị đổ nhẹ thì tự hồi phục, không cần dựng, còn ngô đổ nặng, đổ rạp thì phải dựng lại ngay sau khi đất còn ẩm. Khi nâng phải nhẹ nhàng hạn chế đứt rễ, gẫy thân, chèm thêm đất vào gốc.

         + Đối với các loại cây leo giàn như dưa chuột, đậu đỗ,… cần cắt tỉa ngọn và lá đã bị hỏng, dựng lại giàn bị nghiêng đổ khi cây đã phục hồi.

         + Đối với diện tích rau màu vụ đông có thể thu hoạch, khẩn trương thu hoạch ngay để tiêu thụ.

   + Đối với diện tích rau màu vụ đông sớm sắp đến kỳ thu hoạch cần kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại xem tiếp tục chăm sóc hoặc nhanh chóng thu hoạch sớm.

         + Biện pháp chăm sóc: Ngay sau khi cây hồi phục tiến hành chăm sóc kịp thời, bón thúc bằng phân lân, phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm kích thích ra rễ… để cây nhanh phục hồi, phát triển bộ rễ và tái sinh rễ mới. Khi cây phục hồi trở lại tăng cường bón bổ sung phân hữu cơ tổng hợp, vi sinh bón gốc kết hợp phun qua lá, phun theo khuyến cáo trên nhãn bao bì sản phẩm.

- Đối với với diện tích cây rau màu không có khả năng phục hồi: Tiến hành vệ sinh đồng ruộng và tiếp tục gieo trồng các đợt tiếp theo, do hiện nay mới là đầu vụ Đông và đang trong trong thời điểm trồng cây ưa lạnh, cây chủ lực (hành, tỏi, cà rốt, su hào, bắp cải…). Chủ động liên hệ với các công ty, doanh nghiệp cung

ứng giống, phân bón và các loại vật tư khác đảm bảo chất lượng cho nông dân sản xuất.

3.          Đối với cây ăn quả và các loại cây trồng khác

+ Đối với vườn cây ngập úng cần khẩn trương đào rãnh, khơi thông dòng chảy, bơm hút nước ra khỏi líp, hố và vườn cây.

- Đối với những vườn cây đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng, khắc phục tổn thương và tái sinh rễ mới.

- Theo dõi thường xuyên vườn cây, đặc biệt là cây bị long gốc để kịp thời phát hiện bệnh rễ do nấm gây ra và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Khi bộ rễ cây đã phục hồi, mới tiến hành bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dụng phân bón hóa học) để tăng khả năng phục hồi của cây.

         4. Tập trung làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng sau mưa bão

- Cây lúa: Chỉ đạo sát sao phòng trừ sâu bệnh cuối vụ, đặc biệt chú ý sâu đục thân và rầy nâu trên những diện tích lúa bị đổ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.

- Cây rau màu: Do gió to, kèm theo mưa lớn làm dập lá, lật dây, lay gốc tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát sinh, gây hại. Nhất là bệnh đốm lá, bệnh thối nhũn trên bắp cải, cải dưa, cải các loại...; bệnh lở cổ rễ, thối gốc, héo xanh trên cây hành tỏi, dưa hấu, dưa chuột, bầu bí, củ đậu, cà rốt...; Khi bệnh chớm phát sinh các hộ nông dân cần phun phòng trừ ngay (khi trời tạnh mưa, nước rút) bằng các loại thuốc đặc hiệu; khi sử dụng thuốc BVTV cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng an toàn, hiệu quả. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.

5. Trưởng KDC thống kê diện tích, đánh giá mức độ thiệt hại đảm bảo tính chính xác theo thực tế đến hộ nông dân. HTX, cán bộ khuyến nông phường chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, tổng hợp thiệt hại báo cáo về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phường (qua văn phòng UBND phường).

6. Văn phòng –thống kê phường : Tổng hợp tổng hợp thiệt hại báo cáo UBND thành phố.

7. Đài đài truyền thanh phường tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng biện pháp khắc phục ảnh hưởng do mưa bão và gió mùa đông bắc của cơ quan chuyên môn để nông dân khắc phục kịp thời.

Nhận được Công văn này, Ủy ban nhân dân phường yêu cầu các KDC và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo nhằm nhanh chóng khắc phục ảnh hưởng, khôi phục phát triển sản xuất./.

Nội dung chi tiết tại đây: /uploads/497-20-10 Khac phuc san xuat bi anh huong mua bao va gio mua dong bac.pdf

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG VĂN ĐỨC - THÀNH PHỐ CHÍ LINH

Trưởng Ban Biên tập: Ông Dương Văn Chiên - Chủ tịch UBND phường

Địa chỉ: KDC Bích Nham  - phường Văn Đức - Tp. Chí Linh - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0989956495

Email: Duongvanchienthaihoc@gmail.com

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0